♡ ₪ ♡ Trầm Phù Nhất Sinh ♡ ₪ ♡
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Sữa tắm, Dầu gội, Vải, Dầu dừa, Dầu gấc, ...

Go down

Sữa tắm, Dầu gội, Vải, Dầu dừa, Dầu gấc, ... Empty Sữa tắm, Dầu gội, Vải, Dầu dừa, Dầu gấc, ...

Bài gửi by TichLy Tue Dec 08, 2015 4:03 pm

Phôi Xà Phòng (Melt & Pour)
Sữa tắm đã viết:Cách làm sữa tắm trắng da, mềm da từ dầu dừa và mật ong

Sự kết hợp giữa mật ong và dầu dừa mang lại một sản phẩm sữa tắm handmade vô cùng độc đáo, chắc chắn bạn sẽ cực kỳ thích vì công dụng của nó làm lấy đi tế bào chết, làm sáng da và trắng da, tăng cường khả năng tái tạo da mới đồng thời giúp dưỡng ẩm da mà không gây ra các phải ứng phụ, đặc biệt mùi hương của sữa tắm này vô cùng quyến rũ khiến bạn vô cùng thoải mái
[You must be registered and logged in to see this image.]
Cách làm sữa tắm handmade đơn giản tại nhà
Nguyên liệu:
1/4 chén dầu dừa
1/4 chén mật ong nguyên chất (tốt nhất bạn nên lấy mật ong rừng)
1/2 chén phôi xà phòng (Cách đơn giản nhất đó là bạn lấy một ít bánh xà phòng bạn đang sử dụng rồi cho vào chảo đun lên bếp cho tan chảy)
1 muỗng cafe vitamin E
15 giọt tinh dầu bạch đàn
10 giọt tinh dầu cam (để tạo hương thơm)
10 giọt tinh dầu bưởi
Các loại tinh dầu bạch đàn, cam bưởi cũng có tác dụng cực tốt trong việc dưỡng ẩm cho da, khả năng làm sạch da, sát khuẩn, đặc biệt là mùi hương dễ chịu của các loại tinh dầu sẽ giúp bạn vô cùng thoải mái, giảm được căng thẳng stress sau một ngày làm việc mệt mỏi, tăng năng lượng và cảm xúc
Sau đây là hướng dẫn cách làm sữa tắm handmade từ mật ong đơn giản:
Bước 1: Bạn cho dầu dừa vào chén thuỷ tinh, sau đó cho vào nồi nước cách thuỷ để dầu dừa được nóng hơn và lấy ra;
Bước 2: Tiếp tục cho mật ong, vitamin E và các loại tinh dầu đã chuẩn bị vào chén dầu dừa vừa lấy ra và trộn đều với nhau
Bước 3: Sau khi hỗn hợp trên đã đồng nhất, lúc này bạn cho thêm phôi xà phòng vào một cách từ từ và khuấy nhẹ để tránh tạo quá nhiều bọt
Bước 4: Để nguội thành phẩm và cho từ từ vào chai thuỷ tinh đậy kín tốt nhất bạn nên cho vào chai đựng có vòi.
Bước 5: Bạn có thể sử dụng luôn sữa tắm vừa tạo nhưng trước khi sử dụng nên lắp đều để tránh sự lắng cặn
Cách làm sữa tắm handmadetừ mật ong với sữa dê
Sữa dê vốn là đặc sản của núi rừng, là loại nước uống cực kỳ bổ dưỡng cho sức khoẻ chính vì thế sữa dê được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Không những thế ngày nay sữa dê còn được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp đặc biệt là để là nguyên liệu chính sản xuất ra các loại sữa dưỡng thể, dưỡng da, sữa tắm hoặc sữa rửa mặt. Trong sữa dê có nguồn chất béo, protein, vitamin E, khoáng chất và axit lactic...dồi dào có tác dụng giúp cho da mềm mịn, không có mụn, trắng sáng một cách bất ngờ. Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cách làm sữa tắm handmade đơn giản từ mật ong và sữa dê để các chị em tham khảo:
Nguyên liệu:
300ml sữa dê tươi (nguyên chất)
20ml gel lô hội (hoặc bạn có thể tự chế bằng cách lấy nha đam tươi xay nhuyễn)
10g sáp ong nguyên nhất hoặc tốt nhất là sữa ong chúa
1 thìa vitamin E
2 thìa dầu bí ngô
3 thìa dầu hạnh nhân
[You must be registered and logged in to see this image.]
Cách làm sữa tắm tự nhiên có thể dùng cho cả gia đình
Cách làm:
Bước 1: Bạn cho dầu cọ cùng với sáp ong cho vào nồi nấu chảy với lửa nhỏ, khuấy đều tay để sáp ong và dầu cọ không bị cháy. Khi hỗn hợp hoàn toàn đã đồng nhất thì cho ra bát to sạch đã chuẩn bị sẵn
Bước 2: Cho lần lượt dầu hạnh nhân, dầu bí ngô vào bát tô chứa hỗn hợp dầu cọ và sáp ong trên. Chú ý là mỗi khi thêm một loại nguyên liệu vào cần trộn đều lên rồi mới thêm loại khác. Khi hỗn hợp dần trở nên đặc quánh lại, bạn vẫn nhớ đảo hỗn hợp thật đều tay nhé!
Bước 3: Tiếp đó, bạn cho thêm vitamin E, sữa dê cùng một lúc vào hỗn hợp trên và tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi tạo thành hỗn hợp sánh  thì cho vào ngăn mát tủ lạnh và để  khoảng 30 phút.
Bước 4: Bạn hỗn hợp ra khỏi ngăn tủ lạnh và tiếp tục cho lô hội đã chuẩn bị vào rồi trộn  đều
Bước 5: Bỏ hỗn hợp vào một hũ thủy tinh hoặc tốt nhất là chai hoặc lọ có vòi rồi đậy nút kín và tiếp tục lại cho vào ngăn mát trong tủ lạnh để bảo quản tiếp. Sau 1 đêm là bạn có thể sử dụng loại sữa tắm handmade làm trắng da này hằng ngày mà không phải lo nghĩ gì nữa rồi.
Không cần phải tốn tiền để mua những chai sữa tắm đầy hoá chất bên ngoài, chỉ bằng những nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có dễ kiếm ở bất cứ đâu và cách làm sữa tắm đơn giản như trên bạn đã có ngay một chai sữa tắm handmade an toàn hiệu quả cho mình và gia đình sử dụng. Nếu bạn kiên trì sử dụng 2 loại sữa tắm handmade mà mình vừa hướng dẫn trên hàng ngày bạn sẽ thấy bất ngờ với làn da của mình,  trắng sáng lên  các vết thâm nám sạm được giảm đi trông thấy đồng thời làn da sẽ vô cùng mềm mại, mịn màng, hồng hào và căng tràn sức sống đấy.
-----------------------------------
[You must be registered and logged in to see this link.]
Xu hướng gội đầu bằng dầu gội tự chế từ thiên nhiên với quả bồ kết và vỏ bưởi.. sẽ giúp tóc mềm mượt, không bị gàu... đã quay lại chinh phục những phụ nữ hiện đại muốn chăm sóc tóc tự nhiên. Dưới đây là bài viết tổng hợp hướng dẫn cách tự làm dầu gội bằng nguyên liệu thiên nhiên, dễ làm, hiểu quả và dễ kiêm.

Tự làm dầu gội với tinh dầu bưởi 
Vỏ bưởi dùng chế dầu gội đầu rất tốt
Rửa sạch quả bưởi tươi, gọt lấy vỏ, thái nhỏ và phơi nắng thật khô trong vài ngày. Nếu bạn chiết xuất khi vỏ bưởi còn ẩm, tinh dầu sẽ khó bảo quản được lâu. Cho vỏ bưởi khô vào bát thủy tinh chịu nhiệt, đổ dầu ô-liu ngập vỏ bưởi. Chưng cách thủy vỏ bưởi trong ít nhất năm giờ. Để nguội, cho vỏ bưởi vào một miếng vải lưới, ép mạnh để lấy tinh dầu. Rót phần dầu đã lọc vào chai nhỏ để sử dụng dần.

Tự làm dầu gội với sữa đông và hạt tiêu đen 
Nguyên liệu : 100 gam sữa đông, 1 gam hạt tiêu đen
Cách làm: Trộn 100gr sữa đông với 1gr hạt tiêu đen. Thoa hỗn hợp lên da đầu và masage nhẹ trong 10 phút. Xả sạch bằng nước ấm.

Tự làm dầu gội đầu với bồ kết
Quả bồ kết chứa 10% chất saponin, là chất màu vàng tiết ra từ quả và có khả năng tạo bọt. Chất này giúp tóc óng ả, trị gàu, nấm, giảm tóc gãy, rụng, giúp tóc mượt mà và kích thích mọc tóc.
Cách thực hiện: Rửa sạch quả bồ kết, phơi khô. Nướng quả bồ kết đến khi chuyển thành màu nâu sậm, có mùi thơm, để nguội, cho vào túi nhựa dày, dùng chày đập quả vụn ra, sau đó cho vào hộp đậy kín để sử dụng dần.

Tự làm dầu gội với trà xanh, mật ong và hoa cúc
Nguyên liệu: 
1 cốc nước trà xanh ( nếu dùng trà tươi thì hãy ngâm trà khoảng 30 phút để trà ra hết chất )
1 muỗng canh dầu olive
1 muỗng cà phê mật ong
1 bông cúc vạn thọ
Cách làm: 
Trộn đều trà xanh , dầu olive và mật ong với nhau , cúc vạn thọ giã nát lấy nước hoặc cho cả bông vào chén trà xanh , khuấy đều rồi lọc lại . Gội mỗi tuần 2 lần bạn sẽ thấy tóc giảm gãy rụng đáng kể.

Tự làm dầu gội từ trà hoa cúc
Hoa cúc là một loại hoa quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nhưng ít người biết được rằng hoa cúc cũng có thể là nguyên liệu chính để chế tạo nên loại dầu gội tốt cho tóc.
Nguyên liệu:
4 muỗng canh Soap Flakes (xà phòng làm từ dầu cọ và dầu dừa)
1,5 muỗng canh glycerine
4 túi trà hoa cúc, loại túi lọc
Cách làm
Bước 1 : Nhúng 4 túi và vào 150ml nước sôi
Bước 2 : Sau 10 phút, vớt các túi trà ra và thêm 4 muỗng canh Soap Flakes vào, khuấy đều
Bước 3 : Cuối cùng, trộn hỗn hợp trên với 1,5 muỗng canh Glycerine
Bước 4: Để hỗn hợp vào chai, bảo quản nơi thoáng mát và tối

Dầu gội đầu được làm từ trà hoa cúc có công dụng giúp thư giãn đầu óc.

Tự làm dầu gội từ tinh dầu
Tinh dầu được xem là thảo dược với mái tóc, nhưng không phải loại tinh dầu nào cũng tốt cho tóc. Để tóc được chăm sóc một cách tốt nhất, bạn có thể tham khảo những loại tinh dầu sau đây:
Nguyên liệu:
12 giọt tinh dầu thông
1,5 muỗng canh Soap Flakes
12 giọt tinh dầu hương nhu
12 giọt tinh dầu bạch đàn
Cách làm:
Bước 1 : Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên trong một chiếc tô lớn
Bước 2 : Rót hỗn hợp vào chai và bảo quản nơi thoáng mát và tối

Với loại dầu gội được làm từ hỗn hợp tinh dầu này đặc biệt phù hợp với những bạn sở hữu mái tóc dầu.

Tự làm dầu gội với nước cốt chanh
Chanh là loại quả thường xuyên được dùng để làm sạch mái tóc. Nhưng, để tăng hiệu quả sử dụng cho loại quả này, bạn cũng có thể tham khảo cách làm dưới đây:
Bài 1: Tự làm dầu gội với nước trái cây và nước cốt chanh
Nguyên liệu:
3 chén nước trái cây hữu cơ
1 thìa canh nước cốt chanh
Cách làm:
Bước 1 : Trộn đều hỗn hợp trên.
Bước 2 : Xoa bóp hỗn hợp lên da đầu.
Bước 3 : Xả sạch với nước ấm

Đây là liệu pháp tự nhiên hữu hiệu để ngăn ngừa tóc rụng. Bạn có thể lặp lại biện pháp chăm sóc tóc này ít nhất 4 lần/ tuần để có kết quả tuyệt vời.

Bài 2: Tự làm dầu gội với dầu dừa và nước cốt chanh
Nguyên liệu:
3 chén dầu dừa
3 chén nước cốt chanh
Cách làm:
Bước 1 : Trộn đều hỗn hợp dầu dừa và nước chanh
Bước 2 : Xoa lên da đầu và massage nhẹ nhàng trong 5 phút.
Bước 3 : Xả sạch lại bằng nước ấm.

Hỗn hợp dầu dừa và nước chanh sẽ cho bạn mái tóc chắc khỏe.

Tự làm dầu gọi với Quế, dầu ô liu và mật ong
Quế, dầu ô liu và mật ong là những nguyên liệu tốt cho mái tóc của bạn. Nếu tỉ mỉ hơn, bạn có thể tự tạo ra dầu gội cho chính bản thân mình nhờ những loại nguyên liệu này đấy.
Nguyên liệu:
1 muỗng café quế
1 muỗng canh mật ong
1 muỗng canh dầu oliu
Cách làm:
Bước 1 : Trộn đều hỗn hợp
Bước 2 : Thoa lên da đầu và để hỗn hợp lưu lại trong 15 phút.
Bước 3 : Xả sạch lại với nước ấm

Biện pháp này cũng được coi là một trong những biện pháp khá hiệu quả để ngăn chặn rụng tóc. Lặp lại biện pháp điều trị ít nhất 3 lần mỗi tuần để cho kết quả cải thiện rụng tóc nhanh chóng.

Tự làm dầu gọi với với cam quýt: 
1/4 cốc nước và loại dầu gội đầu bạn thường dùng, 2 thìa nước chanh ép, 1 thìa nước vỏ cam (hoặc vỏ quýt) ép. 
Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau. Cho hỗn hợp vào lò vi sóng trong vòng 1-2 phút. 
Đổ nguyên liệu vào lọ để bảo quản. Loại dầu gội đầu tự tạo này sẽ giúp bạn loại trừ dầu dưới da đầu 

Tự làm dầu gội với rượu trắng:
1 cốc rượu, 1 cốc dầu gội đầu. 
Đổ rượu vào xoong nhỏ, đun nóng. Để ngọn lửa âm ỷ, đun tới khi rượu cạn còn 1/4 cốc. Đố rượu nóng vào cốc dầu gội đầu khuấy đều. 
Dùng loại dầu gội này sẽ giúp cải thiện chất tóc, làm cho tóc nhanh mọc dài hơn. 

Tự làm dầu gội với dầu ô liu:
1/2 cốc nước, 1/2 cốc dầu ô liu, 1 cốc dầu gội đầu. 
Trộn đều các nguyên liệu với nhau, sau đó đổ vào lọ để sử dụng dần. 
Dầu ô liu giúp mái tóc khoẻ, óng ả hơn; tăng cường độ ẩm cho tóc khô. 

Tự làm dầu gội đầu với trứng:
Tách riêng lòng trắng và lòng đỏ của trứng gà. 
Dùng máy đánh bông lòng trắng, sau đó trộn đều với dầu gội đầu. Bôi 1 nửa dầu gội đầu trứng lên tóc, ủ trong 5 phút rồi rửa sạch. Dùng lòng đỏ để mát xa da đầu. Loại dầu gội này cho bạn mái tóc khoẻ mạnh, cung cấp lượng protein phong phú cho mái tóc.

-----------------------------
Tre là loài cây đặc biệt. Trừ châu Âu và một số vùng cực, cây tre có thể phát triển hầu như mọi nơi trên trái đất. Theo BBC, khoảng 40 triệu ha đất ở khu vực châu Á được bao phủ bởi tre. Thân tre rỗng, thẳng. Gỗ tre dẻo và bền, độ bền kéo tương tự như thép mỏng. Là một trong những cây trồng tăng trưởng nhanh nhất hành tinh, mỗi ngày, cây tre có thể dài thêm trên 30 cm mà không cần bất kỳ loại phân bón, thuốc trừ sâu nào.
Dùng tre dệt vải
[You must be registered and logged in to see this image.]

Là loại cây rất đa dụng, ngoài dùng trong xây dựng, làm vũ khí, làm thuốc, làm thức ăn (măng), từ tre còn có thể làm ra vải vóc. Nguồn nguyên liệu tre dồi dào, tiêu thụ ít nước và không yêu cầu chế độ chăm sóc phức tạp nên được ngành công nghiệp dệt may quan tâm.
Hãy làm một phép so sánh: trong khi ngành sản xuất vải bông tiêu thụ 25% lượng thuốc trừ sâu của thế giới thì trồng tre không cần đến hóa chất. Tre cần rất ít nước để phát triển, còn bông tiêu tốn 20.000 lít cho 1kg. Không chỉ tạo ra nhiều hơn 35% oxy so với các loại cây khác, cây tre còn hấp thu một lượng lớn CO2 từ bầu khí quyển. Ước tính, 1ha đất trồng tre có thể hấp thu 62 tấn CO2 so với chỉ 15 tấn CO2 của 1ha đất trồng bông. Do đó, cây tre đặc biệt có ý nghĩa với việc giảm hiệu ứng nhà kính. Trong tâm thức nhiều người tiêu dùng, vải tre hấp dẫn bởi được xem là loại vải “sinh thái”, bảo vệ môi trường sống. 
Vải tre
Về chất lượng, vải tre bền và đẹp. So với các nguyên liệu dệt may có nguồn gốc thực vật, vải tre là loại giữ được nhiều nhất những tính năng gốc của cây. Với kết cấu tương tự như lụa, vải tre mềm mại hơn vải bông. Cấu trúc vải xốp, thấm hút tốt hơn vải bông từ 3-4 lần, hơn nữa lại có tính kháng khuẩn tự nhiên, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên quần áo gây mùi khó chịu. Vì vậy, trong khi các loại vải khác chứa nhiều chất hóa học chống vi khuẩn có thể gây dị ứng, thì vải tre lại khắc phục được nhược điểm này. Tính cách nhiệt tốt giúp quần áo vải tre rất thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông nên còn gọi là vải “dễ thở”. Sự linh hoạt của vải, màu sắc tươi sáng, dễ nhuộm, ít nhăn và giá thành chỉ bằng ½ vải bông khiến loại vải này trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà thiết kế. 

Thời xưa, mũ chống nắng và giày dệt từ tre dát mỏng rất phổ biến tại vùng nông thôn Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước châu Á khác. Trong khi đó, thị dân phương Tây lại sử dụng tre làm khung cho váy phồng và áo chẽn. Ngày nay, các hãng thời trang danh tiếng như Armani, Boss cũng dùng vải tre trong các bộ sưu tập. Đẹp và sang trọng, vải tre còn có thể làm quà tặng hoặc dùng trang trí nội thất.

Vải tre có mặt trong sản phẩm dệt may, quần áo trẻ em, và cả bộ sưu tập sang trọng của Armani

Có thể nói, vải tre đang là một trong những loại vải thời thượng nhất hiện nay. Nhiều quảng cáo không tiếc lời ca ngợi vải tre như: quy trình sản xuất ít sử dụng hóa chất, là loại vải sinh thái, thân thiện với môi trường, có thể tái chế... 
Thế nhưng ít ai ngờ: vải tre không phải 100% tự nhiên và những những lời quảng cáo về tính năng “vải sinh thái” của sản phẩm này không hoàn toàn chính xác.
Sản xuất vải tre gây có gây ô nhiễm?
Vải tre được làm từ cây tre trưởng thành, ít nhất bốn năm tuổi để có độ cao và độ cứng thích hợp. Sau khi thu hoạch, tre được đưa đến nhà máy. Phần lõi trong thân cây và lá tre là nguyên liệu làm thành vải. Tùy vào cách tạo xơ sẽ có vải tre thân thiện với môi trường hoặc không. Có hai cách cơ bản tạo xơ từ tre là: 
Phương pháp vật lý (quy trình sản xuất xơ tre tự nhiên): Thân tre -> Mảnh tre -> Hấp hơi mảnh tre -> Làm dập, phân rã mảnh tre -> Khử keo bằng enzym sinh học -> Chải thô xơ tre -> Xơ tre tự nhiên

[You must be registered and logged in to see this image.]
Sản xuất vải tre theo phương pháp vật lý
Xơ tre tự nhiên được tạo thành từ thân cây tre sau khi qua một số công đoạn như hấp hơi, làm dập, phân rã mảnh tre, khử keo bằng enzym sinh học để phá vỡ cấu trúc tre thành xơ. Xơ này được chải và xe thành sợi. 

Vải từ xơ tre tự nhiên có vẻ ngoài giống như sợi, vải gai, có tính kháng khuẩn, khử mùi mạnh, thường được dùng để dệt các mặt hàng vải dệt thoi. 

Phương pháp vật lý cho sản phẩm vải tre khá bền, không dùng hóa chất nên thân thiện môi trường, nhưng nhược điểm là tốn nhiều lao động và chi phí nên khó mang lại lợi ích kinh tế.

Phương pháp hóa học (quy trình sản xuất xơ bột tre): Mảnh tre thô -> Bột tre thô -> Bột tre mịn -> Xơ bột tre.

Tre được làm thành bột, sau đó tạo xơ trở lại nên còn gọi là xơ tre cellulose tái sinh (regenerated cellulose bamboo fiber).
Tre được nghiền nhỏ, thủy phân trong dung dịch kiềm natri hydroxyd (NaOH) 15-20%, ở nhiệt độ 20-25 độ C từ 1-3 giờ. Hỗn hợp này sau đó được ép, xay và để khô trong 24 giờ, thêm vào carbon disulfide và một số hóa chất để tẩy trắng. Cuối cùng là công đoạn đùn ép tạo thành xơ, sợi thô, xe thành sợi và dệt vải. 
Sợi, vải làm từ bột tre mịn và mềm nhưng tính kháng khuẩn, khử mùi kém hơn so với sợi tre tự nhiên, thường được dùng để cho vải dệt kim.
Quy trình này sử dụng nhiều hóa chất và thải vào môi trường một lượng lớn khí gây ô nhiễm. Hai hóa chất chính trong quá trình - natri hydroxid và carbon disulfide - đều độc hại với sức khỏe con người. Ở mức thấp, natri hydroxid gây kích ứng da, mắt và đường hô hấp. Carbon disulfide làm mệt mỏi, nhức đầu, tổn thương tim mạch và đã được chứng minh là gây rối loạn thần kinh ở người lao động tại các nhà máy sản xuất sợi nhân tạo. 
Tuy được tổng hợp từ các polyme hữu cơ có nguồn gốc từ tre, nhưng sợi tre phải qua xử lý hóa học. Quá trình tổng hợp sử dụng nhiều chất hóa học để chuyển cellulose thành vải nên sợi tre đã trở thành sợi nhân tạo chứ không còn là sợi tự nhiên nữa. Vì vậy, quảng cáo “vải tre 100% thiên nhiên” là không đúng sự thật. Điều này cũng lý giải vì sao một số loại vải tre lại có giá khá rẻ so với các sản phẩm dán nhãn sinh thái “eco-friendly” khác.
Với phương pháp thứ hai này, các công đoạn xử lý hóa học đã phủ định hầu hết các tuyên bố về sự “thân thiện với môi trường sinh thái”. Tuy vậy, đa số các công ty dệt may sử dụng phương pháp này vì mục tiêu kinh tế.  
[You must be registered and logged in to see this image.]

Người tiêu dùng cần sự trung thực
Với chiêu bài “thân thiện môi trường”, sản phẩm vải tre thường được tiếp thị dưới rất nhiều mỹ từ như: “từ sợi thiên nhiên”, “sản phẩm sinh thái”, “phong cách xanh”… để tạo thiện cảm với người mua. Dùng sản phẩm vải tre, khách hàng vừa an tâm vì sử dụng hàng có nguồn gốc thiên nhiên, vừa nhầm tưởng mình đang ủng hộ một sản phẩm “xanh” thực sự. Do đó, nhiều nơi trên thế giới, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng đang yêu cầu các công ty dệt may phải đưa ra những bằng chứng khoa học đáng tin cậy chứng minh các đặc tính lý tưởng trong quảng cáo thật sự tồn tại trong vải tre. 

Tại Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang (The Federal Trade Commission) đã cáo buộc bốn công ty sản xuất vải tre về những tuyên bố thiếu tính thuyết phục liên quan đến: sợi tre không phải là sợi thiên nhiên, quy trình sản xuất không thân thiện với môi trường và không có khả năng tái chế.

Ở Canada, các công ty dệt may được đề nghị phải dán nhãn cho vải có nguồn gốc từ tre, phân loại theo quy trình tạo ra nó. “Người tiêu dùng biết được sự khác nhau giữa cách làm ra các loại vải tre là điều quan trọng”, ông Kelly Drennen, chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận Fashion Takes Action - thúc đẩy phát triển bền vững trong ngành công nghiệp thời trang Canada – cho biết. “Có sự khác biệt rõ ràng giữa cố ý gây hiểu nhầm và trung thực với người tiêu dùng. Tôi nghĩ rằng, nhiều doanh nghiệp sản xuất vải tre cố tình không biết, hoặc chưa nhận thức được loại vải này không thật sự thân thiện với môi trường”. Ông cũng đánh giá quy định dán nhãn phân loại vải tre là một động thái tích cực, bởi người tiêu dùng có quyền biết mình đang sử dụng một sản phẩm như thế nào. 

Thực ra, cây tre vẫn được đánh giá là loại vật liệu tốt cho môi trường sinh thái và vải tre có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời. Tất cả những gì chúng ta cần là một quy trình sản xuất phù hợp và những lời quảng cáo sản phẩm đúng sự thật. 
---------------------
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải thun, do vậy một người bình thường khó nhận biết được chính xác loại nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn nhận biết được các loại vải thun để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Về cơ bản, vải thun có thể được phân thành 04 loại sau :
- Vải thun 100% cotton.
- Vải thun 65% cotton.
- Vải thun 35% cotton.
- Vải thun 100% PE (sợi PolyEster) (để biết thông tin chi tiết về sợi vải loại này vui lòng xem thêm tại đây).
Để nhận biết các loại vải thun trên, ta có thể dựa vào một trong 03 phương pháp cơ bản sau :
2.1. Phương pháp 01 (Phương pháp nhận biết vải thun bằng nước)[/size][/h3]
Với phương pháp này, bạn có thể dùng một ít nước nhỏ lên bề mặt vải thun, khi đó sẽ xảy ra 02 trường hợp :
- Với vải thun 100% cotton: khả năng thấm nước nhanh, diện tích loang nước trên bề mặt vải rộng
- Với vải thun có chứa % PE: nếu tỉ lệ % PE càng nhiều thì thời gian thấm hút nước càng chậm và diện tích loang nước trên về mặt vải thun càng nhỏ.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Hình minh hoạ : loại vải không thấm nước
2.2. Phương pháp 02 (Phương pháp nhiệt học)
- Với vải thun 100% cotton: do thành phần chính là xenlulozơ (thành phần chính của gỗ kim) nên khi ta đốt sẽ ngửi thấy mùi như giấy cháy và tro của vải có màu xám, mịn và dễ hoà tan.
- Với Vải thun có pha giữa sợi cotton và sơi PE: Khi ta đốt cháy sẽ ngửi thấy mùi nhựa thoang thoảng tùy theo thành phần sợi PE có trong vải nhiều hay ít, tro vải sẽ gồm một phần tan mịn còn một phần bị vón cục.
2.3. Phương pháp 03 (Phương pháp trực quan)
- Với vải thun sợi bông: Khi cầm trên tay ta cảm giác mềm mịn mát tay, loại thun sợi bông có độ đều không cao lắm, bề mặt vải không bóng mà có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi dứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.

- Vải vải thun sợi PE: Mặt sợi PE bóng, láng ,trông sợi có độ đều cao. Khi nhìn trên mặt vải thun ta có cảm giác các sợi xếp song song nhau. Vò nhẹ không bị nhăn.
-----------------------
Dưới đây xin giới thiệu một cách nhận biết nhanh các loại vải sợi :
Khéo tay gỡ ra vài sợi vải cần khảo sát (cả sợi dọc cả sợi sợi ngang) đem đốt và quan sát để phân biệt ra các loại sợi như sau:

1) Sợi bông: cháy nhanh có ngọn lửa vàng, có mùi tựa như đốt giấy, tro ra có màu xám đậm.

2) Tơ tằm: cháy chậm hơn bông, khi đốt sợi tơ co lại thành cục, cháy có mùi khét như đốt tóc, và bị vón lại thành cục nhỏ màu nâu đen, lấy ngón tay bóp thì tan.

3) Len lông cừu : bắt cháy không nhanh,bốc khói và tạo thành những bọt phồng phồng, rồi vón cục lại, có màu sắc đen hơi óng ánh và giòn, bóp tan ngay. Có mùi tóc cháy khi đốt.

4) Sợi vitco : bắt cháy nhanh và có ngọn lửa vàng, có mùi giấy đốt, rất ít tro có màu xẫm.

5) Sợi axetat : khi đốt có hoa lửa, bắt cháy chậm và cháy thành giọt dẻo màu nâu đậm, không bốc cháy, sau đó nhanh chóng kết tụ thành cục màu đen, dễ bóp nát.

6) Sợi poliamit (nylon): khi đốt không cháy thành ngọn lửa mà co vón lại và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, có mùi của rau cần, khi nguội biến thành cục cứng màu nâu nhạt khó bóp nát
-----------------------------
 Vải Cotton 
Là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Chất liệu này có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau nên có thể sử dụng để may hầu hết các loại trang phục. Cotton là chất liệu được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết.

Ưu điểm: Độ bền cao, giặt nhanh khô. Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt, mang lại sự thoải mái cho người mặc.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Và vài các mẫu quần áo vô cùng đáng yêu và quyến rũ ‘đến’ từ vải cotton
[You must be registered and logged in to see this image.]
Vải Kaki
Có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên thường được dùng để may quần, đồ công sở, đồng phục bảo hộ lao động... Kaki có hai loại chính: có thun (có độ co giãn) và không thun

[You must be registered and logged in to see this image.] [You must be registered and logged in to see this image.]

Ưu điểm: ít nhăn, dễ giặt ủi, cầm màu tốt.
[You must be registered and logged in to see this image.]

Vải Kate

Vải có nguồn gốc từ sợi TC - là sợi pha giữa Cotton và Polyester.

Ưu điểm: Thấm hút ẩm tốt, mặt vải phẳng mịn, dễ dàng giặt ủi.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Cách nhận biết các loại vải thun
Vải thun Cotton
Thành phần: 100% Cotton.

Vải cotton xuất phát chính từ vải sợi bông. Khi người ta biết trồng cây bông, đợi cho quả bông chín nó bung ra, và họ đi thu lại những sợi bông thô ở trong quả bông đã nứt ra. mang về. tẩy qua , họ đem xe thành sợi và từng cuộn sợi bông để dệt quần áo.

Sau này nghành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất cho những chiếc quần vải cotton, áo thun vải cotton như hiện nay.Khoa học phát triển họ cũng thu hoạch tương tự từ cây bông, nhưng họ thu về được chế biến, tẩy trắng nhiều hơn, họ còn phải pha thêm một chút hóa chất để giảm thời gian vải mục, mốc..

Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học mà tạo thành. Chất liệu này được dùng phổ biến nhất trong may mặc. Vì những tính năng vượt trội như chất liệu khá tốt, thấm mồ hôi, đa dạng, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng.

Tính chất: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể.

Nhược điểm:  giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những đường cong quyến rũ đối với các khách hàng nữ.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Cotton thun
Vải thun: 65/35
Thành phần:  Sợi gồm tỉ lệ 35 % Cotton, 65 % nilon (Poliester).

Tính chất: Do có sợi pha nilon (Poli) nên mặc sẽ nóng hơn, ít hút ẩm nhưng mình vải có cảm giác mềm mại hơn. Giá thành rẻ, chất lượng tương đối, là lựa chọn của đa số khách hàng không yêu cầu cao về chất lượng. Để vải có độ co dãn nhiều, người ta cũng pha thêm sợi Spandex.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Vải thun PE: Poliester
Thành phần: Sợi gồm 100 % nilon (Poliester).

Tính chất: giá thành rẻ nhất, vải không hút ẩm, mặc vào rất nóng, mình vải không đẹp nhanh bị xù lông.
TichLy
TichLy
☹ I ☹ C ☹ E ☹
☹ I ☹ C ☹ E ☹

Tổng số bài gửi : 874
Join date : 26/11/2015

https://tramphunhatsinh.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Sữa tắm, Dầu gội, Vải, Dầu dừa, Dầu gấc, ... Empty Re: Sữa tắm, Dầu gội, Vải, Dầu dừa, Dầu gấc, ...

Bài gửi by TichLy Tue Dec 08, 2015 5:20 pm

Cách nhận biết các loại vải sợi

Vải dệt từ loại sợi khác nhau có giá trị khác nhau nên cần biết phân biệt các loại sợi. Việc này có ích cho sử dụng vải đúng tính năng của chúng, nghĩa là giữ cho vải sợi bền lâu.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Cách phân biệt các loại vải lụa.
Lụa Chiffon- Chiffon Silk
Chiffon là một loại vải mịn, trong suốt dệt từ sợi tơ thiên nhiên hoặc sợi nhân tạo. sợi dùng để dệt được se rất chặt và thay đổi theo cả hai chiều khác nhau nên vải Chiffon có cấu trúc mịn, tuy nhiên bề mặt không đều đặn, sờ vào sẽ có cảm giác nhám như cát mịn và rất chắc. Từ Chiffon xuất xứ từ tiếng Pháp, phiên âm từ tiếng Ả Rập: schiff: vải trong suốt. 
[You must be registered and logged in to see this image.]
Điểm đặc biệt của lụa Chiffon là được dệt từ 100% tơ tằm, không có pha chất liệu tổng hợp, sản phẩm mỏng tang, trong mờ, mềm mại.Khác với lụa chiffon dệt bằng sợi tổng hợp Polyester, tuy tính năng tương tự nhưng trơn tru vô hồn, lụa chiffon tơ tằm có sự mềm mại, dịu dàng, ấm áp, tinh tế của tơ sợi tự nhiên. Mặc hàng tơ tằm chính hiệu, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, mát mẻ, dễ chịu.
Ngoài sản phẩm thông dụng là hàng màu trơn , hiện nay có rất nhiều mặt hàng lụa chiffon in hoa văn mới lạ và đẹp mắt với nhiều kích thước, thích hợp với nhiều loại trang phục.[You must be registered and logged in to see this image.]
Lụa chiffon in với nhiều mẫu mã đa dạng
Ngoài ra, với công nghệ hiện đại, lụa Chiffon được dập nhún tạo nên cho bề mặt vải những đường gân đặc trưng và làm cho chất liệu vải này có độ bồng.
[You must be registered and logged in to see this image.] 
Chất liệu lụa Chiffon phù hợp để thiết kế đầm dạ hội , đầm cưới, hoặc đầm cocktail, áo dài, áo sơ mi công sở hoặc các sản phẩm áo kiểu thời trang.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Váy lụa chiffon tạo cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái
[You must be registered and logged in to see this image.]
Đầm cưới lụa chiffon 
[You must be registered and logged in to see this image.]Đầm cưới lụa chiffon 
[You must be registered and logged in to see this image.]
Đầm cưới lụa chiffon 
Và cũng không thể thiếu được những chiếc váy dạ hội kiêu sa cũng ‘xuất thân’ Chiffon
Thêm vào đó, bạn có thể tự tao thêm một nét duyên dáng riêng biệt cho mình với nhiều chủng loại khăn chiffon màu và hoa văn khác nhau.[You must be registered and logged in to see this image.]
Khăn lụa Chiffon nhẹ nhàng, bay bổng
[You must be registered and logged in to see this image.]
Không chỉ vậy khăn lụa Chiffon còn trông rất độc đáo và cá tính
Mặc trên mình chất liệu lụa Chiffon, chắc hẳn bạn sẽ thú vị với trải nghiệm thoải mái, nhẹ nhàng, và vô cùng mềm mại. Chiffon là loại vải rất thích hợp cho các bạn gái nữ, đặc biệt là những phụ nữ, Loại vải sẽ tạo cho bạn thoải mái, tuyệt vời không bao giờ hết! (và sẽ luôn tạo độ bóng đẹp)
Khổ vải:112cm
Habotai Silk
Habotai (nghĩa tiếng Nhật là mềm mại) là một trong những cách dệt trơn căn bản nhất
[You must be registered and logged in to see this image.]
Cùng mềm mại và mỏng manh, vải chiffon có đọ trong mở cond Habotai thì đục nhẹ.
Phân biệt vải Chiffon và vải Habotai
[You must be registered and logged in to see this image.] [You must be registered and logged in to see this image.]
Lụa Chiffon                                                           Lụa Haboti silk
Lụa Habotai có rất nhiều màu sắc, có thể dùng làm hàng lót cao cấp cho đồ vest nam , nữ , đầm da hội hoặc váy. Rất nhẹ nhàng và tạo sự thoải mái dễ chịu cho khách khi sử dụng nên lụa Habotai cũng được dùng để may áo kiểu dùng cho mùa hè hoặc áo dây, áo ngủ . 
[You must be registered and logged in to see this image.]
Những bộ trang phục, những chiếc váy cũng được làm từ chất liệu Chiffon
[You must be registered and logged in to see this image.]
Một số các kiểu áo sơ mi và váy đơn giản từ Habotai silk
Một bộ chăn gối đệm lụa Habotai
Có 3 loại sản phẩm : 8mm - 10mm - 16mm ---Khổ vải : 115cm
--------------------------------
Cách làm dầu dừa tại nhà

Trên thực tế, có không ít phương pháp chế biến dầu dừa và dưới đây là một trong những cách làm thông dụng nhất, kỹ thuật đơn giản, dễ làm mà bất cứ ai cũng có thể tự chiết xuất tại nhà mình.
Bước 1: Chọn nguyên liệu
Để tiến hành cách làm dầu dừa, việc đầu tiên là chúng ta cần chọn những quả dừa to, khô, vỏ nâu chưa lên cây con (lên  mộng) về nạo lấy thịt dừa, tránh lấy những quả vỏ còn quá xanh (lúc này dừa chỉ mới bắt đầu rám, chưa có nhiều nước cốt) để cho được nhiều nước cốt từ đó sẽ thu được nhiều dầu hơn.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Bạn cũng có thể mua dừa nạo sẵn có bán tại các chợ để về sử dụng nhưng nên chú ý chọn dừa mới được nạo tránh dùng dừa để lâu sẽ cho dầu không chất lượng, hoặc tốt nhất là bạn chọn mua nguyên trái và nhờ người bán nạo giúp.[/size]
Bước 2: Vắt nước cốt
Note: Chỉ nên cho thêm một ít nước vào, không nên cho quá nhiều vì khi nấu dầu sẽ rất lâu.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Sau khi đã mua được dừa, đun thêm ít nước cho tới khi nó bắt đầu bóc khói, sau đó trộn dừa với nước, xay lại cho thật nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
Nếu không có máy xay sinh tố, bạn trộn dừa và nước nóng ngâm khoảng 10-15 phút, sau đó cho vào một miếng vải sạch dùng tay nhồi thật mạnh cho ra hết nước cốt.
Dùng cái ray sạch và một miếng vải the hoặc vải xô lọc lại nước cốt lần nữa. Cho nước cốt vào một cái nồi hoặc cái chảo để chuẩn bị chế biến dầu dừa.
Bước 3: Nấu dầu dừa
Bạn đặt chảo nước cốt lên bếp nấu đến khi hỗn hợp sôi thì vặn nhỏ lửa, để lửa riu riu, khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp đặc lại, tiếp tục khuấy với lửa nhỏ cho đến khi dầu dừa tiết ra, khi cơm dừa chuyển màu vàng nhạt là được, không nên để cơm dừa chuyển sang màu nâu sẫm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dầu. Quá trình nấu sôi hỗn hợp để tạo dầu sẽ mất hơn 1 tiếng, vì thế bạn hãy kiên nhẫn khuấy liên tục.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Sau khi đảm bảo được dầu đã đủ độ chín, tránh tình trạng trong dầu còn chứa độ ẩm sẽ rất dễ biến chất, bạn tắt bếp và gạn lấy phần dầu bằng miếng giấy lọc cà phê hoặc miếng vải thật sạch, lưu giữ ở nơi thoáng mát.
22. Nhóm lửa
Chỉ cần ngâm 1 số thanh củi mồi vào dầu dừa sẽ khiến chúng dễ dàng bắt lửa hơn. Quá tiện lợi khi dùng cho các buổi dã ngoại hay tiệc nướng! Cách này giúp bạn tránh được mùi khó chịu và tính nguy hiểm của xăng dầu
----------------------
Ngoài ra bạn còn có thể phân biệt dầu dừa bằng màu sắc và mùi thơm :

Màu sắc : nếu dầu dừa được nấu thủ công và không dùng chất tẩy thì thường có màu vàng nhạt , màu vàng đậm hay nhạt là do người nấu canh lửa nếu lửa quá già dừa sẽ có màu ngả vàng còn nếu vừa lửa thì dừa chỉ có màu vàng nhạt. Nếu dầu dừa có màu trắng như nước lã là dầu do các cơ sở chế biến có dùng chất tẩy rất độc hại để khử tạp chất.
Mùi thơm : dầu dừa nguyên chất nấu thủ công thường có mùi thơm nhẹ chứ không nồng, nếu dầu dừa để lâu dù là dầu nguyên chất cũng có mùi chua. Để bảo quản tốt nhất bạn nên bỏ ngăn mát của tủ lạnh khi nào dùng thì lấy dần ra ngâm nước nóng để tránh chua dầu .
-Dầu dừa có đặc tính của tinh dầu thực vật là hỗn hợp chất [You must be registered and logged in to see this link.]  , đặc điểm của tinh dầu thực vật là gặp thời tiết mát <25 độ C là bắt đầu đông đặc lại như xà phòng (tùy vào lượng nhiều hay ít , thường 100ml sẽ kết tủa lại trong 30 phút). Lợi dụng đặc điểm này của tinh dầu , người ta thường phân biệt dầu dừa có nguyên chất hay không bằng một mẹo rất hay đó là cho dầu dừa vào ngăn mát của tủ lạnh, nếu dầu dừa đông đặc lại giống như xà phòng ( như hình bên dưới) mà không có lớp nước hoặc cặn bên dưới đáy chai thì mới là  dầu dừa nguyên chất.

dừa trắng là do chế biến theo có màu phương pháp ép lạnh
Nhiều người lầm tưởng dầu dừa có màu trắng là dầu dừa bị tẩy hóa chất, điều này không đúng. Dầu dừa có màu trắng nguyên nhân là do nó được sản xuất theo phương pháp ép lạnh.
Phương pháp chế biến này củng khá đơn giản. Bạn sử dụng dừa tươi (vì dừa tươi khi ép sẽ được nhiều nước hơn). Cơm dừa tươi được xoay nhuyễn và ép ra nước, lọc nước cốt dừa này cho hết cặn rồi để qua đêm cho lắng xuống, phần trong vắt phía trên là dầu dừa. Lợi dụng đặc tính của dầu dừa là đông đặc ở 25OC, Người ta bỏ vào ngăn mát khoảng 30’-1h để lớp dầu dừa đông đặc và múc ra.
Lưu Ý:Hiện nay thị trường có rất nhiều người bán, thật giả khó phân biệt. Shop lưu ý với các bạn thế này, Dầu dừa nguyên chất phải có các đặc trưng sau:
Dầu dừa có màu vàng nhạt, quá vàng là dầu đun quá lâu và bị cháy, còn màu trắng là dầu dừa ép lạnh.
Dầu dừa có mùi thơm của kẹo dừa rất đặc trưng, không chua hay có mùi lạ nhé.
Để trong ngăn mát của dầu dừa có thể khiến dầu dừa đông đặc. Nếu không đông đặc thì đó không phải dầu dừa nguyên chất.
Giá thành làm ra dầu dừa không hề rẻ, giá quá rẻ củng phản ánh được chất lượng dầu dừa.
Dầu gấc đã viết:Hướng dẫn cách làm dầu gấc nguyên chất Nguyên liệu chuẩn bị: 1 quả gấc 300ml dầu ăn Cách làm:
1 Dùng thìa nạo hết phần thịt gấc và ruột gấc ra rồi để vào tô.  
2 Đem phần thịt gấc và hạt gấc vừa nạo xong đem ra phơi ngoài nắng tầm 3 tiếng hoặc cho vào tủ lạnh giữ trong 4 tiếng, làm như vậy để cho thịt gấc khô lại. Sau khi thịt gấc khô lại , dùng dao tách phần thịt ra khỏi hạt gấc.
3 Sau khi tách phần màng đỏ ra thì đem phần đó ra phơi nắng tầm 2 tiếng hoặc phơi cho đến khi sờ vào phần màng đó mà không bị dính tay. Nếu có máy sấy thì có thể sấy khô rồi xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ để chuẩn bị nấu dầu
4 Cho phần màng đỏ vừa xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ vào một nồi lớn, đổ dầu ăn ngập gần đầy nồi. Đun sôi trên lửa tầm 70 độ C , nếu không thể xác định được nhiệt độ chính xác thì có thể giữ nhiệt bằng cách đun nóng rồi rắt bếp để nguội làm liên tục trong 30-45 phút.
Hoặc có thể quan sát lớp màng đỏ sao cho khi đun lớp màng đỏ teo nhỏ và khô cứng lại rồi ngwafn dun. Lưu ý nhớ khi đun hỗn hợp dầu gấc thì phải dùng đũa khuấy đều .Sau khi đun sôi thì để nguội tầm 10 phút, vớt bã gấc ra rồi dùng dụng cụ lọc để lấy được phần tinh dầu và lọc được cặn. 
Tuyệt đối không được đun để dầu gấc sôi sùng sục vì làm thế dầu sẽ khét, những chất dinh dưỡng trong dầu cũng không còn được giữ lại Phần dầu gấc sau khi được lọc sạch sẽ có màu đỏ tươi hoặc màu đỏ sậm rất bắt mắt , mùi dễ chịu và rất thơm. Với tinh dầu gấc bạn tự làm tại nhà nguyên chất và tươi nguyên thế này thì hạn sử dụng có thể lên đến 12 tháng nếu chịu khó bảo quản tốt mà không phải sử dụng thêm bất kì hóa chất độc hại nào nhưng tốt nhất là hãy làm số lượng ít để dùng trong tầm 3 tháng.
Cho dầu gấc vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và đặt ở chỗ tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào để sử dụng được tốt hơn. Ngoài một số tác dụng trong việc làm đẹp cho nữ giới như làm trị mụn, trị nám, trị thâm, dưỡng da trắng hồng mịn màng, trong dầu gấc còn chứa khá nhiều vitamin A đặc biết tốt cho mắt. Mỗi ngày có thể uống 1 muỗng dầu gấc như thực phẩm bổ sung một vài vitamin cho cơ thể, có thể dùng dầu gấc này để làm món salad, ăn kèm với súp, cháo.
Trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện một số loại dầu gấc handmade nhưng lại được bán với giá thành khá cao mà chất lượng thì còn chưa được đảm bảo nên hãy dành ít thời gian để tự làm cho mình một lọ dầu gấc tinh khiết để giúp bạn không những xinh đẹp rạng rỡ mà còn khỏe mạnh mỗi ngày. 
PHÔI TRONG PHÔI TRẮNG PHÔI NHA ĐAM PHÔI MẬT ONG PHÔI SỮA DÊ PHÔI OLIVE
TichLy
TichLy
☹ I ☹ C ☹ E ☹
☹ I ☹ C ☹ E ☹

Tổng số bài gửi : 874
Join date : 26/11/2015

https://tramphunhatsinh.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết